Thời sự Xây dựng Giao thông Kinh tế Pháp luật w88 link vao w88 Văn hóa - Giải trí Thể thao Công nghệ Thế giới Đi ++ Video Multimedia
w88 com Bạn cần biết

w88 link vao w88 moi nhat

Bạn cần biết

w88 link vao w88 moi nhat

19/04/2025, 17:00

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức "Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh".

Theo số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tăng trưởng GDP quý I/2025 đạt 6,93% - một kết quả tích cực, phản ánh rõ sự quyết liệt, nỗ lực và hành động kịp thời của toàn hệ thống chính trị trước những biến động khó lường trong khu vực và thế giới.

Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững- Ảnh 1.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV chia sẻ tại chương trình.

Trong cùng kỳ, cả nước có hơn 72.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc quay lại hoạt động, tăng 18,6% so với năm trước, bình quân mỗi tháng có trên 24.300 doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch VCCI cho rằng, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là những "chìa khóa" then chốt. Không chỉ tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân để từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu quan trọng được đặt ra thời gian tới.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2025, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV- nhấn mạnh cải cách thể chế không chỉ là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà còn mang tính đột phá mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước nhiều biến động.

Ông cho rằng, thể chế là công cụ cần thiết cho quản lý Nhà nước. Nhưng nếu không phù hợp sẽ trở thành rào cản, tạo chi phí lớn cho doanh nghiệp, từ phí, lệ phí đến chi phí tuân thủ, cơ hội và chi phí không chính thức. Do đó, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Chiến lược Trung ương (CIEM), Ban Chính sách và Chiến lược Trung ương đánh giá: Các hình thức liên kết như chuỗi cung ứng, góp vốn, hợp tác chiến lược… đang tăng nhưng chưa đồng đều, hệ thống.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Hưng, Đại diện Tân Hiệp Phát cho rằng, để doanh nghiệp Việt cạnh tranh được, ngoài đổi mới công nghệ, cần đầu tư vào hạ tầng chất lượng quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế.

Có cùng quan điểm, ông Mạc Quốc Anh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội kiến nghị cần hợp nhất Luật Doanh nghiệp và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần tái đầu tư vào công nghệ xanh, số hóa, cùng chính sách cho thuê chuyên gia và miễn phí chữ ký số, hóa đơn điện tử.

Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững- Ảnh 2.

Ông Mạc Quốc Anh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát biểu trong phiên thảo luận.

Để tháo gỡ khó khăn và trợ lực cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp có mặt tại diễn đàn cho rằng cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu.

Theo đó, thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ ba, đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hoàn thiện thể chế khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các mô hình kinh doanh bền vững, các ngành công nghiệp mới và phát triển các ngành kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước; kết nối đối tác mới, mở rộng thị trường.

Thứ năm, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần nỗ lực thực hiện các giải pháp, đột phá, sáng tạo và nắm bắt thời cơ, không chỉ để tự lớn mạnh mà còn đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước...

Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (PVN) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60giây nữa.