![]() |
Công nhân ngành Đường sắt bảo dưỡng cầuđường sắtLong Biên- Ảnh: K.Linh |
Theo PGS.TS. Đào Văn Đông, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GTVT, quy hoạch phát triểnnhân lực ngành GTVTgiai đoạn 2011-2020 xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 cần đào tạo thêm khoảng 36.105cán bộ kỹ thuậtcó trình độ đại học và sau đại học cho các lĩnh vực:Đường bộ, đường sắt,đường thủynội địa, công nghiệp cơ khí và xây dựnghạ tầng giao thông. Đây là cơ hội lớn chocácthí sinh đăng ký học tập tại các trường ngành GTVT.
Ghi nhận của PV Báo Giao thông trong ngày 1/8 - ngày đầu thí sinh nộphồ sơ đăng ký xét tuyểnĐại học, Cao đẳng đợt 1, rất đông thí sinh và phụ huynh đến Trường Đại học GTVT và Đại học Công nghệ GTVT nộp phiếu đăng ký. Dù năm nay thí sinh có 3 hình thức đăng ký gồm: Xét tuyển trực tuyến, nộp qua đường bưu điện và nộp trực tiếp tại trường, nhưng đa số các thí sinh đều đến trường để được nghe giới thiệu ngành nghề, cơ hội việc làm, tư vấn lựa chọn ngành có khả năng trúng tuyển cao nhất.
Theo thông tin từ Trường Đại học GTVT, Đại học Công nghệ GTVT tính đến 17h ngày 1/8, đã có hơn 1.000 thí sinh nộp hồ sơ qua 3 hình thức đăng ký. Cụ thể, Trường Đại học GTVT hơn 600 phiếu, Đại học Công nghệ hơn 400 phiếuđăng ký xét tuyển.
PGS.TS. Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo (Trường Đại học GTVT) chia sẻ, theo số liệu tuyển sinh, các năm qua những ngành được thí sinh quan tâm đăng ký xét tuyển nhiều là: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng, Kinh tế xây dựng, Công nghệ thông tin...
“Cơ hội trúng tuyển phụ thuộc vàochỉ tiêu tuyển sinhcủa ngành trong khối, số lượng thí sinh và chất lượng thí sinh cùng một ngành trong khối”, ông Long nói và cho biết, quy chế mới so với năm 2015 là thí sinh được đăng ký hai trường. Hai trường đó lại không đánh số, thứ tự ưu tiên. Do đó, khi thí sinh đỗ cả hai trường đến phút chót mới biết kết quả và mới xác định sẽ chọn trường nào...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận