![]() |
Hạ thủy chưa lâu, nhiều tàu vỏ thép ở Bình Định phải nằm bờ hàng tháng do liên tục "đổ bệnh". |
Năm ngày sau cuộc họp giải quyết các hư hỏng vỏ thép giữa ngư dân Bình Địnhvới các công ty đóng tàu vỏ thép theo nghị định 67 của Chính Phủ do UBND tỉnhBình Địnhchủ trì, các “tàu thép 67” vẫn đang nằm bờ.
Tại cảng Đề Gi, vỏ thép Khánh Đỏ số hiệu BĐ 99086 TS của ngư dân Đinh CôngKhánh (thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định) mới được Công tyTNHH MTV Nam Triệu bắt đầu sửachữa.
Anh Khánh cho hay, tàu của anh bị hỏng hộp số, trục bô. Nhân viên củaCông ty TNHH MTV Nam Triệu tháo máy móc và các phần hư hỏng mang vào Sài Gònsửa chữa, chính ngư dân Khánh cũng không biết đến khi nào tàu mới được khắc phục lỗiđể ra khơi.
![]() |
Tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định hạ thủy chưa đầy 1 năm đã rỉ sét khắp boong tàu. |
Ba tháng tàu thép nằm bờ, chi phí sinh hoạt, trả lương cho bạn thuyền…đè nặngkhiến anh Khánh kiệt quệ kinh tế. “Phía công ty phải bồi thường thiệt hại chochúng tôi chứ tàu nằm không suốt 3 tháng nay lấy gì chúng tôi sinh sống. Ngày 25tháng này phải trả nợ ngân hàng quý II gần 300 triệu. Tàu có 20 bạn thuyền, mỗitháng trung bình trả cho mỗi bạn 7 triệu đồng, mà cả 3 tháng nay tàu nằmbờ biết ngư dân thiệt hại đến mức nào rồi. Còn chưa tính đến mỗi ngày gần 100.000 đồng tiền bến bãi, thuê người trông giữ tàu, tiền nuôi con ăn học…", anh Khánh chia sẻ.
Anh Khánh cho biết thêm lúc đóng tàu bản thân anh cũng có đến cơ sở quan sátquá trình thi công, nhưng chỉ quan sát bên ngoài, không hề biết kiểu mẫu thiếtkế gì. Khi đó anh Khánh không hài lòng một số vấn đề về thân tàuvà yêu cầu đơnvị đóng tàu sữa chữa thì phía công ty đóng tàu cho rằng phải làm theo mẫu thiết kếnếu khôngđăng kiểmkhông kiểm định.
“Lúc đó tôi cũng không biết rằng đóng tàuthép cần có tư vấn giám sát nên không chú trọng, chứ biết thì đã thuê rồi”, anhKhánh nói.
Trong khi đó, tàu thép Lê Gia 01 số hiệu BĐ 99016TS của ngư dân Lê Văn Thãi(trú thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) cũng chưa khắc phục xongsự cố. Ra khơi ba chuyến biển thì hết 2 chuyến tàu gặp sự cố hư hầm lạnh bảo quảncá, máy chính hư hộp số, 6 kim phun dầu bị hư, hỏng trục bô. Hơn tháng nay, nhânviên công ty TNHH MTV Nam Triệu đến sửa chữa liên tục nhưng kết quả “đâu lại vào đấy”.
“Tàu sửa hơn tháng nay vẫn chưa xong ngư dân chúng tôi biết lấy gì sinh sống, trảnợ. 10 ngày nữa phải trả nợ ngân hàng nhưng chúng tôi biết lấy tiền đâu ra. Ngânhàng có phạt, quy “nợ xấu” thì tôi cũng phải chịu chứ giờ hết cách. Lần này khắcphục không xong lỗi tàu thì phía công ty phải đền bù các phí tổn tiền lương bạn,tiền lãi ngân hàng và tiền gốc theo quý cho chúng tôi. Nếu không chúng tôi chỉ biếttrả lại tàu cho công ty. Để trả tiền nợ, tiền bạn thuyền tôi phải thế chấp cả sổ đỏ rồi”, ôngThãi ngán ngẩm.
Cũng theo ông Thãi, tàu mới đóng đã hỏng mà đổ lỗi cho ngư dân là không đúng. "Ngư dân đã thực hiện theo đúng quy trình vận hành máy, trước khi nổ máy đềukiểm tra dầu, nhớt, nước ngọt, điện… có đầy đủ không. Sau khi đáp ứng các thôngsố kỹ thuật chúng tôi mới nổ máy. Chạy nửa chừng máy gặp sự cố thì không thể đổlỗi cho ngư dân được. Khi vận hành cũng chỉ chạy một nửa công suất cho phép củatàu, thuyền trưởng đã qua lớp đào tạo vận hành tàu vỏ thép thì không nói ngư dânđược", ông Thãi nói.
Ông Thãi cũng cho biết, hiện không nghĩ đến việc kiện cáo, bởi nếu kiện cáo cần phảicó kết quả điều tra của cơ quan công an. Ngư dân lại phải nằm bờ chờ khiếu kiện sẽ không có thời gian nào đi làm ăn.
Theo ngư dân Lê Văn Thãi, khi thiết kế tàu phía công ty đóng tàucó thu chi phí thiết kế trong bản dự toán là 323 triệu. Trong khi đó, quy định của Nghị định 67/NĐ-CP là hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu tàu cho ngư dân.
Thượng tá Võ Quý Tuấn, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Định chobiết, đã nghe các thông tin liên quan đến tàu vỏ thép, nhưng Công an tỉnh vẫn chưanhận được tin báo hay văn bản chính thức đề nghị, yêu cầu điều tra các vấn đề liênquan đến tàu vỏ thép.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Bình Định cho biết,UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu trong tháng 6 hai công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải hoàn thành việc khắc phụccác sự cố hư hỏng theo đúng như hợp đồng.
Còn theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, hai công ty đóngtàu nói trên cần hỗ trợ một phần kinh phí cho ngư dân vì họ phải nằm bờ không cóthu nhập và hoàn trả lại chi phí thiết kế tàu cá cho ngư dân. UBND tỉnh Bình Địnhsẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận